Samsung
Hãy cùng tìm hiểu về uy tín thương hiệu Samsung bao gồm những sản phẩm gì, có nên mua sản phẩm của Samsung không? Máy giặt Samsung, Tủ lạnh Samsung, Máy lạnh điều hòa Samsung, Máy sấy quần áo Samsung, Tivi Samsung, Dàn âm thanh Samsung, Đầu DVD Đầu Karaoke Samsung, Lò vi sóng Samsung, Lò nướng Samsung, Máy hút bụi Samsung, Điện thoại Samsung, Màn hình máy tính Samsung, Máy in Samsung, sản phẩm Samsung có tốt không và giá sản phẩm của Samsung được bán rẻ nhất ở đâu TP.HCM, Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,..từ các nhà bán hàng uy tín như Thế Giới Di Động,Điện Máy Xanh, FPT Shop, Nguyễn Kim, Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,Hnam Mobile, Hoàng Hà Mobile, Thiên Hòa, Home Center, Phong Vũ,Yes24, Aeon e Shop, Shop Vnexpress, Fado, Us Express,Điện máy Chợ Lớn, Pico, Media Mart, Lotte.vn.được tổng hợp bởi elife.vn
Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼성 (Romaja: "Samseong", phiên âm chuẩn: "Xam-xâng"); Hanja: 三星; phiên âm Hán-Việt: "Tam Tinh" – có nghĩa là "3 ngôi sao") – là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có tổng hành dinh được đặt tại Samsung Town, Seocho-gu, Seoul. Tập đoàn này hiện sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết đều đang hoạt động dưới thương hiệu Samsung, đây là tập đoàn Tài phiệt đa ngành (Chaebol) có quy mô và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất tại Hàn Quốc và đồng thời cũng là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá bậc nhất trên thế giới hiện nay.
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul – một nhà tư bản công nghiệp người Hàn Quốc vào năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Sau 3 thập kỉ, tập đoàn Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm các ngành chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập niên 70. Sau khi Lee Byung-chul mất vào năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập niên 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di động và chất bán dẫn sau đó đã có những đóng góp quan trọng vào tổng doanh thu của cả tập đoàn. Tính cho đến năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới.
Những công ty con đáng chú ý của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường vào năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Hyundai Heavy Industry),Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là các công ty xây dựng lớn thứ 12 và 36 thế giới)[23]. Những công ty con quan trọng khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất ở Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới theo doanh thu năm 2012).
Samsung có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa, đời sống xã hội ở Hàn Quốc[28], là động lực, hạt nhân chính thúc đẩy đằng sau "Kì tích sông Hàn"[. Đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) $1,082 tỷ USD của Hàn Quốc (theo số liệu thống kê vào năm 2013)